Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

XỬ LÝ NƯỚC CẤP VÀ THẢI TRONG CHẾ BIẾN THỦY SẢN

XỬ LÝ NƯỚC CẤP - NƯỚC THẢI 1. XỬ LÝ NƯỚC CẤP. 1.1. Hệ thống xử lý nước Giếng khoang -> Bơm ngầm -> Tháp giải nhiệt -> hồ lắng -> lọc cơ học -> hồ chứa -> bơm nước -> định chlorine -> thủy đài -> phân bổ xuống nhà máy,đá vảy... 1.2. Giải thích sơ đồ Nguồn nước khai thác ở xí nghiệp là nước ngầm và được khai thác từ giếng khoan 250m, nguồn nước này thường có chứa nhiều chất khoáng và trong nước có hoà tan một số chất khí không mong muốn như: H2S, CH4, CO2. Người ta dùng bơm ngầm để bơm đầy nước lên tháp giải nhiệt với công suất 50m3/h. Tại tháp giải nhiệt oxy trong không khí sẽ oxi hoá Fe2+ thành Fe3+ tạo kết tủa nhanh và một số kim loại khác cũng được oxi hoá và bị kết tủa, một số chất có mùi lạ như: H2S, CO2, cũng được tách ra từ giai đoạn này, tháp giải nhiệt làm mát nước. Tại hồ lắng các hạt bụi và các kim loại nặng được tách ra bằng quá trình keo tụ. Hệ thống lọc cơ học (SiO2) ở đây có tác dụng giữ lại các tủa đông, góp phần tách được một số vi sinh vật nhằm làm trong nước đạt yêu cầu. Các chất cặn được giữ lại trên bề mặt hai khe hở của lớp vật liệu lọc như là cát, sỏi, đá, than hoạt tính...còn phần nước trong sẽ được chuyển sang hồ chứa có dung tích 200m3 tại đây nước được bơm lên thuỷ đài. Thủy đài: công suất máy bơm 30m3/h-40m3/h chiều cao từ hồ chứa lên thuỷ đài 14 m. Thể tích của thuỷ đài 30 m3, trong giai đoạn bơm lên thủy đài từ nước được định lượng chlorine 4-5 ppm vào nguồn để tiệt trùng, tại thuỷ đài nước qua các đường ống đi vào các phân xưởng sản xuất chế biến, rửa nguyên liệu, sản xuất nước đá. 1.3 Yêu cầu: Nước sau khi được xử lý phải được phòng thí nghiệp xí nghiệp kiểm tra phù hợp với các chỉ tiêu lý, hoá, sinh và qua cơ quan nhà nước kiểm soát, đảm bảo đạt tiêu chuẩn 1329/ bộ y tế và 28TNC,130,98/83/EC, độ pH trong nước bằng 6,5- 8,5 và bảo đảm chất lượng và ATVS( an toàn vệ sinh). Làm vệ sinh định kì các hồ chứa nước, các ống dẩn nước, 3 tháng một lần và phải ghi vào biên bản. Hàng ngày làm vệ sinh xung quanh hệ thống xử lý. Hàng ngày KCS lấy mẫu nước kiểm tra độ pH, nồng độ chlorine dư trong nước 0.5-1 ppm, kiểm tra cảm quan màu sắc, tạp chất độ trong, tần suất một ngày một lần. Hàng ngày nhân viên phòng kiểm nghiệm xí ngjiệp lấy mẫu nước tại các vòi đại diện trong phân xưởng, mẫu đá cây, đá vảy để kiểm nghiệm vi sinh theo kế hoạch. 2. XỬ LÝ NƯỚC THẢI. 1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải. Bể thu -> bể ổn định -> bể sinh học kỵ khí -> bể sinh học hiếu khí (có máy thổi khí) -> bể lắng cuối -> bể khử trùng -> nước thải ra ngoài -> còn bùn ở bể qua xử lý bùn 2.2 Giải thích sơ đồ. 2.2.1 Hố thu. Nước thải từ nhà máy được đưa về hố tập trung, do nguyên liệu của nhà máy là tôm nên có nhiều thịt vụn, đầu và vỏ. Cho nên rác dược giử lại bằng thiết bị tự động, và dược vận chuyển đến nơi thích hợp. Từ đây nước thải dược 2 bơm chìm 2HP đưa qua bể ổn định. Kích thước: 1.5mWx8.1mLx2.7mH = 32m3. thêt tích thực 20m3 vật liệu RC(bê tông cốt thép). 2.2.2 Bể ổn định. Nước thải sau khi được loại bỏ rác dược tạp trung vào bể ổn định có kết hợp thổi khí. Sau khi đã ổn định dung 2 bơm chìm 1HP đưa qua bể kị khí.ở đây các mùi hôi được quạt hút đưa về thiết bị xử lý trung tâm trước khi thải ra môi trường. Mục đích: • Ổn định lưu lượng dòng chảy. • Giảm kích thướt và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công đoạn phía sau tránh quá tải, làm giãm 20% COD • Làm thoáng sơ bọ nước thải. • Bay hơi Clo trong nước thải. Kích thước: 8mWx3.2mLx5mH = 128m3. thể tích thực 115m3. vật liệu RC. 2.2.3 Bể sinh học kị khí (UASB). Sau khi nước thải qua bể này làm giảm 65-85% BOD. Nước thải đi vào bể thong qua đường ống bên dưới thổi lên. ở đây xảy ra quá trình phân giải các chất hửu cơ nhờ quần thể vi sinh vật kị khí bám trên vật liệu đệm và bề mặt lớp bùn sinh ra, các vi sinh vật phân hủy các chất hửu cơ thành dạng đơn giản và khí Bioga, đông thời giải quyết triệt để hàm lượng Nito tổng và Photpho tổng. Kích thước: 8mWx4mLx5mH = 160m3. thể tích thực 140m3. vật liệu RC. 2.2.4 Bể sinh học hiếu khí (Aeroten). Cuối bể kị khí nước thải dược đưa chảy tràn qua bể hiếu khí. Giá thể được dung trong bể này là bùn hoạt tính, chỉ tiêu cơ bản và thiết kế là: Tuổi bùn: 10 ngày. Nồng độ bùn: 4kgMLSS/m3 Chỉ số thể tích bùn (SVI): 120ml/g MLSS: hàm lượng chất rắn của hợp chất lỏng, chất rắn huyền phù tronng bể Aeroten. Hàm lương này giao động trong khoảng 1000mg/l-4000mg/l. Chỉ số SVI là thể tích tính bằng ml của 1g bùn khô lắng trong 30 phút. Khi hàm lượng này lớn hơn 200mg/l thì bùn dạng sợi rất khó lắng. Vì thế chỉ số an toàn là 120mg/l. Ưu điểm của giá thể là bùn hoạt tính là: • Tiết diện tiếp xúc giữa pha lỏng và bùn hoạt tính cao hơn so với các giá thể khác. • Khả năng phân tán của bùn trong pha lỏng cao,vì vậy chúng có khả năng khử bẩn trong nước cao 90-95%. Hiệu suất làm sạch phụ thuộc vào số lượng và tuổi của bùn, tuổi bùn chính là tuổi sinh lý của quần thể vi sinh vật. Trong giai đoạn này có bổ sung thêm một số chủng vi sinh vật, không khí được đưa vào bên dưới đảm bảo cung cấp đủ oxi cho vi sinh vật hoạt động, và đảm bảo oxi hoà tan trong nước thải là 2mg/l. Ở đây xảy ra quá trình phâm hủy hiếu khí triệt để, sản phẩm của quá trình là sinh khối của vi sinh vật và CO2 và các chất khác. Hiệu quả xử lý trong giai đoanh này có thể đạt 85-95% BOD Kích thước: 8mWx9mLx5mH = 360m3. thể tích thực 240m3. vật liệu RC. 2.2.5 Bể lắng cuối. Sau giai đoạn hiếu khí nước thải được đưa qua bể lắng cuối, chử yếu nhầm chắn giử bùn sinh ra trong giai đoạn xử lý sinh học. một lượng bùn lớn lắng ở bể được lấy ra nhờ máy hút bùn. Một phần bơm hồi về bể hiếu khí một phần bơm ra bể hút bùn. Thời gian lưu nước trong bể là 2-3 giờ. Sau khi lắng nước thải tràng qua bể tiệt trùng. Kích thước: 4mRx5mH = 63m3. thể tích thực 56m3. vật liệu RC. 2. 2.6 Bể tiếp xúc với chlorine. Chlorine được bơm định lượng vào nước thải, bể tiếp xúc có vách ngăn tạo đường đi dài và thời gian tiếp xúc với chlorine với nước thải 0.5-1 giờ. Sau khi đả tiệt trùng thì nước loại A được thải ra ngoài. Kích thước: 2mWx4.9mLx2.7mH = 26m3. thể tích 20m3. vật liệu RC. 2. 2.7 Hệ thống xử lý bùn. Lượng bùn sinh ra ở các bể được bơm bùn đưa về hệ thống xử lý bùn. Sau môt thời gian nhất định bùn được lấy ra làm phân bón rất tốt cho cây trồng. nước sau khi tách ra khổi hố bùn sẽ bơm lại hố thu. Kích thước: 8mWx1.5mLx2.7mH = 32m3. thể tích thực 32m3 vật liệu RC.
(Nguồn tài liệu tự tổng hợp, có thể có thếu xót)